I. HỒ SƠ LÀM GIẤY XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Để được cấp phép kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2012/NĐ-CP bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
II. XIN GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Để có thể kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 26/2012/TT-BYT và Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, cụ thể thủ tục như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm chức năng nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm xét hồ sơ:
– Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;
– Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định cơ sở:
Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc. Trường hợp uỷ quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền;
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ
– Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo mùa vụ phải ghi rõ thời gian hoạt động trong Giấy chứng nhận;
– Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của đoàn thẩm định lần trước;
– Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của DNA INVEST về HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc cần hỗ trợ thực hiện các thủ tục nêu trên hãy liên hệ ngay với DNA INVEST QUA HOTLINE: 0364.310.003